Bạn đã biết công dụng của tỏi đen là gì chưa?

Bạn đã biết công dụng của tỏi đen là gì chưa?

Bạn đã biết công dụng của tỏi đen là gì chưa?

Bạn đã biết công dụng của tỏi đen là gì chưa?

Bạn đã biết công dụng của tỏi đen là gì chưa?
Bạn đã biết công dụng của tỏi đen là gì chưa?
Tin tức

Bạn đã biết công dụng của tỏi đen là gì chưa?

Những căn bệnh mãn tính không lây như cao huyết áp, tiểu đường, suy giảm trí nhớ...có thể được ngăn chặn nhờ tỏi đen có tính chống oxy hóa cao gấp 2 lần tỏi tươi.

Bạn đã biết công dụng của tỏi đen là gì chưa?
Tỏi đen hiện đã được mọi người biết đến khá phổ biến về khả năng chữa bệnh. Nhưng với một số người lại nghĩ rằng đây là thần dược chữa được bá bệnh. Vì thế Hôm nay Darling sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn về việc tỏi đen được bắt nguồn từ đâu và công dụng chính của chúng là gì nhé!

1. Tỏi đen là gì?
Tỏi đen là tỏi khô được nung nóng nguyên củ ở nhiệt độ khác nhau trong nhiều tuần, gây nên phản ứng Mallard khiến tép tỏi từ màu trắng chuyển thành đen.
Phản ứng Mallard là phản ứng của amino axít với đường, tương tự như khi áp chảo thịt, từ đó khiến tép tỏi có màu đen và vị ngọt, mềm, dễ ăn hơn tỏi thường.


2. Công dụng của tỏi đen

  • Chống ung thư

Thành phần trong tỏi đen có chứa các hợp chất giúp tăng sức đề kháng cơ thể nhờ đó có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư đồng thời cũng chống lại các gốc tự do.

  • Tránh nhiễm trùng, ngừa nấm, khám viêm

Acillin là chất kháng sinh có trong tỏi và tỏi đen có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể, ngừa nấm, tránh nhiễm trùng.

  • Ngừa một số bệnh mãn tính

Những căn bệnh mãn tính không lây như cao huyết áp, tiểu đường, suy giảm trí nhớ...có thể được ngăn chặn nhờ tỏi đen có tính chống oxy hóa cao gấp 2 lần tỏi tươi. Ngoài ra tỏi đen còn có tác dụng bảo vệ tế bào và chống lão hóa rất tốt.

Tỏi đen có vị ngọt nên dù trẻ nhỏ hay người lớn tuổi cũng có thể ăn được dễ dàng, vì thế tỏi đen nên được bổ sung vào các bữa ăn hằng ngày của gia đình. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng tỏi đen chỉ là thực phẩm bổ sung và hỡ trợ chứ không phải thuốc và cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, không nên lạm dụng.

3. Đối tượng không nên dùng
Dùng tỏi đen là tốt nhưng bạn cũng cần để ý tình trạng sức khỏe lẫn mục đích sử dụng, không nên lãng phí hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Người mắc các bệnh về mắt
Tỏi đen không dành cho những người các bệnh về mắt, thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai...vì theo nghiên cứu những người sử dụng tỏi đen trong thời gian dài sẽ bị tổn thương mắt và giảm thị lực.


- Người mắc các bệnh về gan
Những người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi đen sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn, người đang điều trị bệnh gan ăn tỏi đen sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, không tốt cho sức khỏe. Lý do là khi đi vào cơ thể, tỏi đen sẽ sản sinh ra chất gấy ức chế tiết dịch làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến chức năng gan bị suy giảm.
- Người mắc các bệnh về thận
Tỏi đen là thực phẩm hăng, cay nên khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng với thuốc điều trị thận gây lên các tác dụng phụ không mong muốn. Việc bạn ăn tỏi đen sẽ khiến cho thuốc bị mất tác dụng và tái phát bệnh trở lại ảnh hưởng không hay tới sức khỏe.


- Người mắc bệnh tiêu chảy
Những người bị tiêu chảy không nên ăn tỏi đen do tỏi đen sẽ làm tổn thương niêm mạc thành ruột, xung huyết làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa cũng như tắc nghẽn đường ruột làm cho người bệnh nặng hơn.
- Người bị huyết áp thấp
Nếu đang bị huyết áp thấp thì bạn nên cân nhắc việc ăn tỏi đen vì có thể gây biến chứng không tốt và những phụ nữ đang mang thai cũng đừng nên ăn quá nhiều tỏi đen hay lạm dụng chúng để chữa bệnh.
4. Cách dùng tỏi đen

Tùy vào độ tuổi mà liều lượng sử dụng sẽ khác nhau:

- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi nên dùng 1-2 củ/ngày.

- Trẻ em từ 1 đến 12 tuổi nên dùng 1 củ/ ngày.

- Phụ nữ mang thai nên dùng 2 - 4 củ/ngày; vào 2 tháng cuối thai kỳ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

  • Dùng trực tiếp

Bạn chỉ cần bóc vỏ và dùng trực tiếp 2- 4 củ tỏi đen/ ngày. Tốt nhất nên ăn vào buổi sáng trước bữa ăn, bạn nhai kỹ sau đó uống ngay 1 cốc nước lọc.

  • Nước ép tỏi đen

Lấy 3-5 gam tỏi đen cùng một chén nước ấm cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, dùng rây lọc thực phẩm để loại bỏ bã.
Bạn có thể uống trực tiếp nước ép tỏi đen hoặc dùng cùng sinh tố, nước ép trái cây. Để tiết kiệm thời gian bạn có thể xay nhuyễn tỏi đen với số lượng nhiều và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

  • Tỏi đen ngâm mật ong

Lấy khoảng 125-150g tỏi đen bóc bỏ vỏ và để nguyên củ cho vào lọ thủy tinh, đổ mật ong vào cho ngập kín tỏi đen; ngâm trong 3 tuần là có thể sử dụng được.
Mỗi ngày bạn ăn khoảng 3 củ tỏi đen và một thìa mật ong, chia đều ra các bữa ăn trong ngày.
Tỏi đen với mật ong hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh. Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị đau dạ dày và giúp hạn chế lão hóa, làm đẹp da.

  • Tỏi đen ngâm rượu

Lấy 250g tỏi đen đã bóc bỏ vỏ ngâm với 1 lít rượu trắng trong lọ thủy tinh trong khoảng 10 ngày có thể dùng được. Mỗi ngày bạn dùng 2-3 lần, mỗi lần bạn dùng 30-40 ml sau bữa ăn giúp phát huy công dụng tối ưu của tỏi đen.
Tỏi đen ngâm rượu là một bài thuốc giúp cơ thể hấp thu tốt nhất dưỡng chất, có khả năng diệt khuẩn, ngừa ung thư, giảm mỡ máu, bảo vệ tim mạch.


Như vậy qua bài viết này, Darling đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như những công dụng mà tỏi đen mang lại. Bạn có thể tự làm hoặc mua về đều được. Chúc các bạn luôn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn: Dienmayxanh
Xem thêm:
Các nguyên liệu trị bệnh ngay trong bếp nhà bạn.


Copyright © 2022 DARLING VIETNAM
Chat với chúng tôi !