Truyền hình vệ tinh DVB-S2 là gì? Có nên dùng không?

Truyền hình vệ tinh DVB-S2 là gì? Có nên dùng không?

Truyền hình vệ tinh DVB-S2 là gì? Có nên dùng không?

Truyền hình vệ tinh DVB-S2 là gì? Có nên dùng không?

Truyền hình vệ tinh DVB-S2 là gì? Có nên dùng không?
Truyền hình vệ tinh DVB-S2 là gì? Có nên dùng không?
Tin tức

Truyền hình vệ tinh DVB-S2 là gì? Có nên dùng không?

DVB-S2 không bị hạn chế với kiểu mã hoá video và audio MPEG-2 mà có thể tương thích với các kiểu mã hoá MPEG-2, MPEG-4 và HDTV.

Truyền hình vệ tinh DVB-S2 là gì? Có nên dùng không?
Hiện nay, truyền hình kỹ thuật số vệ tinh là hình thức phát sóng kỹ thuật số phổ biến trên thế giới, với phạm vi phủ sóng rộng và phát được nhiều kênh chương trình nhờ dải tần số rộng. DVB-S2 là thế hệ thứ 2 của truyền hình số vệ tinh, ra đời nhằm mở rộng và nâng cao từ chuẩn DVB-S và DVB-DSNG đang được sử dụng trên các thiết bị quảng bá trên toàn thế giới. Vậy DVB-S2 là gì? Cùng Darling tìm hiểu nhé!

1. DVB-S2 là gì?

  • DVB-S2 là viết tắt của cụm từ Digital Video Broadcasting – Satellite – Second Generation. Đây là chuẩn truyền hình kỹ thuật số vệ tinh thế hệ thứ 2 của truyền hình số phát qua vệ tinh. DVB-S2 sẽ cho hình ảnh sắc nét có thể lên đến Full HD cùng với âm thanh trung thực sống động, mang đến trải nghiệm nghe nhìn chất lượng cao, ấn tượng.

  • Đặc điểm của truyền hình kỹ thuật số vệ tinh là luôn sử dụng chảo parabol để thu tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh vào thẳng đầu giải mã kỹ thuật số.

Hiện đã có 4 đơn vị đang sử dụng công nghệ truyền hình kỹ thuật số vệ tinh là: Truyền hình An Viên (AVG), VTC, K+ và HTV. Tất cả đều dùng băng tần của vệ tinh Vinasat của Việt Nam.

2. Đặc điểm của DVB-S2

Ưu điểm
Dịch vụ này phù hợp với mọi điều kiện địa hình ở Việt Nam với những thế mạnh mà truyền hình mặt đất và truyền hình cáp không có được như: vùng phủ sóng rộng, không phụ thuộc vào địa hình, cường độ trường tại điểm thu ổn định và đồng đều trên toàn quốc nên hình ảnh, âm thanh luôn có chất lượng tốt.


Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của truyền hình vệ tinh là bị ảnh hưởng do thời tiết, nếu mưa nhỏ thì không sao nhưng nếu mưa lớn nặng hạt thì hình ảnh sẽ bị giật không xem được do tín hiệu bị các đám mây che mất. Đồng thời việc lắp đặt cũng khá khó khăn vì bạn phải lắp chảo parabol quay đúng hướng và giá cước cũng sẽ mắc hơn so với truyền hình mặt đất DVB-T2.

3. Tại sao nên dùng DVB-S2?

DVB-S2 được cho là sẽ dần thay thế người tiền nhiệm DVB-S của mình nhờ sự vượt trội về hiệu năng và độ linh hoạt:

Tăng dung lượng truyền dẫn trên cùng 1 băng thông

DVB–S2 có khả năng truyền dữ liệu tới hơn 30% trong cùng dải băng thông. DVB-S2 với hiệu suất sử dụng băng thông tăng từ 30% đến 131% so với DVB-S đang được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả to lớn khi được ứng dụng, với khả năng truyền dẫn đồng thời nhiều dịch vụ có tốc độ lớn như truyền hình có độ phân giải cao HDTV, Internet tốc độ cao, truyền số liệu và các ứng dụng chuyên nghiệp… trên cùng một bộ phát đáp của vệ tinh mà hệ thống DVB-S trước đó khó có thể thực hiện được.

Tăng hiệu quả công suất của quá trình truyền dẫn

Trong vùng phủ sóng, yêu cầu thu của một tín hiệu DVB – S2 thấp hơn khoảng 2,5 dB so với một tín hiệu DVB–S với cùng điều kiện bảo vệ lỗi. Ngoài ra, DVB–S2 còn có thể tương thích được với nhiều bộ phát đáp vệ tinh có sự khác nhau về hiệu suất sử dụng phổ (từ 0,5 đến 4,5 bit/sHz) và yêu cầu tỷ số C/N kết hợp (từ -2 dB đến +16 dB).
Chức năng điều chế và mã hóa thay đổi (VCM) cho phép thực hiện điều chế và sử dụng các mức bảo vệ lỗi khác nhau để sử dụng hoặc thay đổi trên cơ sở từng khung (frame) một. Chức năng này còn có thể kết hợp với việc sử dụng kênh phản hồi (return channel) tạo thành một vòng điều khiển kín (closed loop) . Vì vậy các thông số truyền dẫn được tối ưu cho mỗi kênh thông tin riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện đường truyền.

Được thiết kế với các tính năng tối ưu

DVB-S2 đã được tối ưu cho các ứng dụng vệ tinh băng rộng như:

  • Các dịch vụ quảng bá: Truyền dẫn các chương trình SDTV hoặc HDTV.

  • Các dịch vụ tương tác bao gồm cả truy nhập internet.

  • Các ứng dụng chuyên nghiệp: phân phối tín hiệu truyền hình số tới các trạm phát hình số mặt đất, truyền số liệu và các ứng dụng chuyên nghiệp khác (DSNG, Internet Truncking, Cable Feeds…).

 

DVB-S2 không bị hạn chế với kiểu mã hoá video và audio MPEG-2 mà có thể tương thích với các kiểu mã hoá MPEG-2, MPEG-4 và HDTV. Tiêu chuẩn này cũng mềm dẻo hơn khi chấp nhận bất kì dạng đầu vào, bao gồm dòng bit liên tục, dòng truyền tải MPEG đơn hoặc đa chương trình, IP hay ATM. Đặc tính này cho phép các dòng dữ liệu khác và các cấu hình dữ liệu trong tương lai có thể sử dụng được với DVB-S2 mà không cần tới một tiêu chuẩn mới.

4. Tivi nào có DVB-S2?

 

Hiện tại Darling đã cho ra đời dòng tivi có tích hợp sẵn DVB-S2 tiêu biêu như Tivi Led 32 inch Darling 32HD962S2, bạn chỉ cần lắp đặt chảo thu sóng vệ tinh nữa là đã có thể sử dụng được. Và chắc chắn trong thời gian tới, Darling sẽ cho ra đời thêm nhiều model tivi được tích hợp sẵn đầu DVB-S2 để người dùng có được nhiều sự lựa chọn hơn và tiết kiệm được chi phí.
Trên đây là những chia sẻ của Darling về truyền hình vệ tinh DVB-S2. Hãy liên lạc cho Darling nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc cần hỗ trợ nhé!
Nguồn: Dienmayxanh
Xem thêm:
Mua tivi gì khi gia đình có con nhỏ?

 


Copyright © 2022 DARLING VIETNAM
Chat với chúng tôi !