Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào?

Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào?

Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào?

Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào?

Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào?
Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào?
Tin tức

Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào?

Bạn chú ý khi sữa lấy từ tủ lạnh ra sẽ có 1 lớp chất béo trắng đóng phía trên, hãy lắc nhẹ để chúng hòa tan vào sữa sau khi đã làm ấm sữa.

Nên bảo quản sữa mẹ như thế nào?
Bạn có biết rằng tủ lạnh cũng có thể bảo quản cả sữa mẹ mà không bị mất chất dinh dưỡng vốn có. Vấn đề là bạn phải thực hiện đúng các quy trình từ cất giữ - rã đông cho đến hâm nóng. Cùng tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ nhé!

Bạn có thể sử dụng tủ lạnh hoặc tủ đông 2 ngăn để thực hiện bảo quản sữa mẹ.

1. Thời gian bảo quản
- Phòng trên 26 độ C: 4-6 tiếng
- Phòng máy lạnh, nhiệt độ dưới 26 độ C: 6-8 tiếng
- Ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ khoảng từ 1 - 8 độ C): 24 tiếng
- Ngăn đá tủ lạnh mini (nhiệt độ khoảng từ âm 5 - âm 10 độ C): 2 tuần
- Ngăn đá tủ lạnh 2 cửa, tủ lạnh side by side (nhiệt độ khoảng từ âm 10 - âm 18 độ C): 4 tháng
- Tủ đông lạnh chuyên dụng (nhiệt độ khoảng âm dưới 18 độ C): 6 tháng
2. Dụng cụ


- Bình, cốc trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.
- Túi trữ sữa: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt nhưng chất lượng tốt hơn.
- Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.
Lưu ý: Trước khi hút sữa, phải rửa tay sạch, đầu ti sạch, dụng cụ bảo quản sữa để sạch, ráo.
3. Bảo quản trong ngăn đông


Nếu trong ngày bạn hút dư lượng sữa cần thiết thì bạn có thể bỏ vào bình hoặc túi trữ, ghi ngày tháng năm và bắt đầu bảo quản.
Lưu ý:

  • Bạn nên bảo quản sữa ở ngăn mát trước khi chuyển lên ngăn đông và ngược lại trước khi sử dụng sữa bạn cần chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát để rã đông tự nhiên từ 1/2 - 1 ngày sau đó mới mang ra ngoài.

  • Bạn cần dùng túi đựng thức ăn để bọc ngoài các túi sữa để đảm bảo vệ sinh, không để bị nhiễm khuẩn chéo vào sữa từ các thực phẩm khác.

4. Cách rã đông và làm ấm sữa
Khi gần đến giờ cho trẻ bú, bạn lấy sữa từ ngăn mát tủ lạnh cho vào máy hâm sữa hoặc ngâm sữa trong nước ấm 40oC vài phút đến khi đạt được nhiệt độ thích hợp.
Bạn chú ý khi sữa lấy từ tủ lạnh ra sẽ có 1 lớp chất béo trắng đóng phía trên, hãy lắc nhẹ để chúng hòa tan vào sữa sau khi đã làm ấm sữa. Nên sử dụng như hướng dẫn theo nhiệt độ phòng ở phần 1.
Chú ý:

  • Nếu bé bú không hết lượng sữa đã được làm ấm thì bỏ đi, không nên trữ lại vào tủ.

  • Tuyệt đối không pha sữa mới vắt và sữa đông thừa với nhau.

  • Không rã đông bằng cách lắc bình vì nhiệt độ sẽ bị thay đổi đột ngột sữa sẽ bị mất tính năng tự nhiên của kháng thể hoặc bỏ vào nước sôi vì dinh dưỡng sẽ bị mất.

5. Giữ sữa khi mất điện
Trong trường hợp mất điện lâu, bạn có thể sử dụng đá cây và thùng giữ lạnh để sữa không bị tan ra. Ngay khi có điện lại, chuyển sửa vào ngăn đá để bảo quản tiếp.
Như vậy với bài viết hướng dẫn này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm để bảo quản và dự trữ sữa mẹ bằng tủ lạnh mà vẫn giữ nguyên được chất dinh dưỡng rồi. Chúc các bạn thành công.
Nguồn: Dienmayxanh
Xem thêm:
Xử lý khi cửa tủ lạnh bị hở.

 


Copyright © 2022 DARLING VIETNAM
Chat với chúng tôi !